Bốn nhân tố liên hoàn gây sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, thời điểm chải răng và độ cứng của răng theo từng người.
Sau mỗi buổi ăn ta cần phải chải răng cho sạch. Chải răng thường xuyên vào buổi sáng, tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày. Sau bữa ăn tối chải răng bằng bàn chải lông mềm vào tất cả các mặt của răng. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng
Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại
Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Trong quá trình súc miệng ta kết hợp với nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn, chất tạo mùi thơm cho hơi thở…
Nước súc miệng
Không nên ăn các đồ ăn ngọt, uống nước ngọt…Không nên nhâm nhi đồ ăn trong miệng thường xuyên, như vậy sẽ khó kiểm soát việc vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Đồ ăn vặt
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, khi ta dùng bàn chải đánh răng thức ăn vẫn còn đọng trong các kẽ răng, nên không sạch hoàn toàn. Do đó ta phải kết hợp với chỉ nha khoa để làm sạch tất cả các kẽ răng.
Dùng chỉ nha khoa
Cứ 6 tháng đi khám nha khoa 1 lần để được vệ sinh răng miệng, phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.
Thay bàn chải đánh răng định kỳ, không nên sử dụng bàn chải quá lâu, vì dùng lâu bàn chải bị mòn và khi đánh răng sẽ không sạch.
Sau khi súc miệng xong nên ngậm nước muối loãng để làm chắc răng và phòng ngừa vi khuẩn.
Dùng thuốc trị sâu răng chữa dứt điểm ngay từ lúc mới phát.
Đau răng, sâu răng thật là một nỗi ám ảnh đối với các chị em. Không chỉ gây đau nhức, đau răng còn ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ nữa. Vậy nên nếu đang khổ sở...